Trẻ con đánh nhau là một phần trong quá trình phát triển. Khi kỹ năng giao tiếp chưa hoàn thiện, việc trẻ kích động vì tức giận dẫn đến đánh nhau là điều rất dễ hiểu. Vậy ba mẹ cần giáo dục trẻ mầm non như thế nào để hạn chế tình trạng này? Xem ngay nhé!
- Nguyên nhân trẻ con đánh nhau:
Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới hiện tượng trẻ con đánh nhau:
- Trẻ con đánh nhau để giải tỏa cảm xúc
Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trạng bất đồng giữa trẻ nhỏ là do chúng chưa biết cách giải tỏa cảm xúc của bản thân. Giai đoạn này, trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện kỹ năng giao tiếp và quản lý cảm xúc.
Vậy nên, cách duy nhất để trẻ thu hút sự chú ý của người lớn hoặc giải phóng cơn tức giận của mình đó chính là đánh người khác hay đập, ném các đồ vật xung quanh.
- Trẻ con đánh nhau vì tò mò
Tò mò cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ném đồ đạc và đánh người. Ở tuổi này, trẻ luôn cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh và cho rằng mình có thể khám phá tốt hơn thông qua các hành động trên.
- Trẻ con đánh nhau vì muốn mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát của mình
Trong những năm đầu đời, cảm xúc của trẻ mầm non luôn biến đổi không ngừng, trẻ luôn muốn mọi thứ xung quanh nằm trong khả năng kiểm soát của mình.
Chính vì vậy, việc trẻ con đánh nhau và ném đồ cũng chỉ là một trong những lựa chọn giúp trẻ giành được quyền kiểm soát. Bên cạnh đó, nó cũng giúp tâm trạng trẻ cảm thấy thoải mái và khiến trẻ vui hơn.
- Ba mẹ nên làm gì khi trẻ con đánh nhau
Mặc dù trẻ con đánh nhau là một hiện tượng khá bình thường, thậm chí là một cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu ba mẹ không có phương pháp giáo dục phù hợp, trẻ sẽ nhanh chóng hình thành thói quen xấu và dần có xu hướng trở nên bạo lực.
- Giải thích cho trẻ biết hậu quả của việc trẻ con đánh nhau
Nếu trẻ bắt đầu tức giận và ném đồ chơi vào bạn bè, ba mẹ hãy đưa trẻ ra ngoài. Nói với trẻ, con chỉ có thể được phép quay lại chơi khi con bình tĩnh lại và không tiếp tục đánh các bạn.
- Cách xử lý khi trẻ con đánh nhau
- Khi thấy trẻ con đánh nhau, thay vì la mắng khiến con tức giận, ba mẹ hãy bình tĩnh và dạy con cách kiểm soát cảm xúc của mình. Điều này sẽ giúp trẻ học được kỹ năng làm chủ bản thân và hạn chế tình trạng nổi nóng mất kiểm soát.
- Giải quyết ngay lập tức. Một khi thấy trẻ có xu hướng bạo lực, ba mẹ cần can thiệp ngay, không nên chờ đợi hay nghe trẻ hứa hẹn. Lúc này, bạn có thể đưa con ra một không gian yên tĩnh khác và nói rằng con sẽ chỉ được quay lại khi đã kiểm soát được cơn nóng giận của mình.
- Thực hiện các hình thức kỷ luật : Hãy cho trẻ biết trẻ sẽ bị phạt khi đánh nhau, kể cả khi trẻ đang ở nơi công cộng, chẳng hạn như: Không cho phép trẻ tiếp tục chơi và dẫn trẻ về nhà, trừ khi trẻ xin lỗi mọi người và có cách cư xử phù hợp.
- Dạy trẻ cách “làm nguội” cơn giận. Việc dạy trẻ cách giữ bình tĩnh khi tức giận vô cùng quan trọng. Ba mẹ nên yêu cầu trẻ xin lỗi các bạn đã bị con đánh. Theo đó, trẻ sẽ hiểu rằng bạo lực là hành vi không tốt và sẽ khiến người khác bị tổn thương.
- Quan tâm và cổ vũ trẻ.
- Ba mẹ có thể quan tâm và khen ngợi con mỗi khi con làm được việc tốt. Điều này sẽ giúp con hiểu rằng, nếu cư xử đúng đắn, con trở thành một đứa trẻ ngoan.
- Bên cạnh đó, lời khen của ba mẹ cũng có thể giúp con kiểm soát cảm xúc một cách tốt hơn và thực hiện những hành vi có ích để thu hút sự chú ý của người khác, thay vì đánh nhau với các bạn.
- Hạn chế cho trẻ xem quá nhiều ti vi. Trong giai đoạn này, trẻ thường có xu hướng học mọi thứ từ ti vi. Vậy nên, ba mẹ cần kiểm soát các chương trình mà trẻ xem, tránh để trẻ học theo những cảnh la hét, bạo lực gây ảnh hưởng tới nhân cách và hành vi của trẻ.
- Đưa trẻ tới không gian khác. Khi tức giận, phần lớn trẻ thường có xu hướng đánh người khác để giải tỏa cảm xúc. Vậy nên, ngay lúc này, ba mẹ cần đưa trẻ ra ngoài để trẻ bình tĩnh và không thể trút giận lên bất cứ người nào xung quanh.
- Nhờ sự tư vấn của các bác sĩ tâm lý. Nếu đã thực hiện đủ các biện pháp để ngăn trẻ con đánh nhau nhưng không có tác dụng, ba mẹ nên nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tâm lý. Bác sĩ sẽ giúp ba mẹ tìm ra nguyên nhân khiến trẻ có những hành động bạo lực như vậy. Theo đó, đưa ra các biện pháp xoa dịu tâm lý trẻ, giúp trẻ bình tĩnh hơn.
- Bên cạnh các phương án trên, ba mẹ cũng có thể ngăn trẻ con đánh nhau bằng những cách sau đây:
- Dạy trẻ nói lên suy nghĩ của mình thay vì sử dụng vũ lực lên mọi người xung quanh.
- Giúp trẻ nhận ra mọi chuyện đều có thể giải quyết một cách nhẹ nhàng thay vì bạo lực.
- Dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc khi tức giận ví dụ như tìm một không gian yên tĩnh,…
- Tuyệt đối không nên đánh trẻ ngay cả khi trẻ có thái độ, hành động không tốt. Thay vào đó, ba mẹ hãy nhẹ nhàng khuyên răn và giải thích cho trẻ hiểu lỗi sai của mình.
- Cách dạy con biết cư xử, ba mẹ nên bỏ túi
- Cho trẻ biết rằng đánh nhau là một hành vi không tốt. Ba mẹ có thể ngăn trẻ con đánh nhau bằng cách nói cho trẻ hiểu đây là một hành vi xấu gây ảnh hưởng tới nhân cách của trẻ. Trong trường hợp tức giận, trẻ có thể sử dụng cách khác để giải tỏa cảm xúc thay vì đánh người.
- Nhẹ nhàng ôm con. Ba mẹ có thể ôm con nếu con có ý định đánh ai đó để con hiểu rằng đây là hành động sai trái và không được phép thực hiện.
- Nhẹ nhàng ôm trẻ khi thấy trẻ đánh nhau. Ba mẹ có thể ôm con để giúp con hiểu rằng đây là hành vi không tốt.
- Dạy trẻ cách nói lời xin lỗi. Nếu trẻ đánh bạn, hãy cho trẻ biết bạn sẽ không quan tâm trẻ cho đến khi chúng dừng lại và xin lỗi bạn.
- Dạy trẻ điều có thể làm. Ba mẹ cần tránh nói trẻ không được làm gì, thay vào đó, hãy cho trẻ biết những hành vi trẻ được phép thực hiện. Điều này sẽ giúp trẻ tìm ra cách kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình một cách đúng đắn.